Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài

Tên thật: Nguyễn Sen. Các bút danh khác: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô và Hoài Đức. 
Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 (tức ngày 16.8 Canh Thân) tại làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, phủ Hoài Đức (nay thuộc phường Nghĩa Đô, Hà Nội). Quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Xuất thân trong một gia đình làm nghề dệt lụa. Học hết bậc tiểu học, sau đó, vừa tự học, vừa làm đủ các nghề để kiếm sống. Bắt đầu in những tác phẩm đầu tiên trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX.
Năm 1938, tham gia Hội Ái hữu công nhân rồi tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943, gia nhập tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, làm báo Cứu quốc, Chủ nhiệm tờ Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí Cứu quốc. Năm 1957, được bầu làm làm Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 đến năm 1980, tiếp tục tham gia Ban Chấp hành, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1966 - 1996: Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội.
Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài-1942, tái bản nhiều lần), Quê người (1943, tái bản nhiều lần), Truyện Tây Bắc (1954, tái bản nhiều lần), Mười năm (tiểu thuyết-1958), Miền Tây (tiểu thuyết-1960), Tự truyện (hồi ký-1965, tái bản nhiều lần), Quê nhà (tiểu thuyết-1970), Cát bụi chân ai (hồi ký-1991, tái bản nhiều lần), Tuyển tập Tô Hoài (3 tập- 1993), Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (3 tập-1994), Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994), Chiều chiều (hồi ký-1999)...

Chi tiết bài viết xin các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23520 


Nhận xét