Thơ Lê Đình Cánh từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Với Lục bát, từ khá lâu, Lê Đình Cánh đã có riêng vùng công chúng rộng lớn trên thi đàn đất nước. 

Dọc bến bờ xa chảy, thi sĩ này với mạch nguồn thơ ấy đã làm nên dòng sông thật rờn xanh, thật lung linh, đượm nồng nơi bến bờ lắng thấm.

Còn nhớ. Từ những năm 1971, khi bài thơ “Một mình anh đi” viết về Thái Bình trong chùm thơ được giải cuộc thi Báo Văn nghệ của Lê Đình Cánh, câu thơ “Rõ ràng quê gạo là đây/ Lúa vào tận phố, lúa vây tận nhà…” được đẻ ra từ trực giác, từ cái nhỡn tiền đã làm nhiều người viết cảm phục sự phát hiện hết sức điển hình của thi nhân viễn khách. 

Trong gia tài thơ lục bát, mô tả cái vô biên độ thuộc hiện thực của thế giới bên ngoài, phải nói, Lê Đình Cánh có khá nhiều câu thơ thật hay. Nhãn tự ở đây có từ cảnh hay sự? Hay từ hình thi, Tâm thi được nhà thơ dẫn đến ngôn thi?

Giữa nhiều chiều trong mối liên hệ làm phát lộ những câu thơ thăng hoa ấy, thơ Lê Đình Cánh bộc lộ nét mạnh, nét trội vượt ở một tầng nổi, ở khả năngquan sát . Ví như, câu thơ viết về người mẹ từ nhà quê lên tỉnh, vẫn mãi còn được nhiều người truyền nhớ: Lên thang chẳng dám bước dài/ Vào khu tập thể gặp ai cũng chào.

Dường như, làm nên phần hơn ở một phía cái nhìn, Lê Đình Cánh, nhà thơđượm nồng, tươi xanh, hóm và tinh tế này luôn ý thức bám chặt, luôn đẩy tới cái cốt lõi nhất, cái gốc rễ nhất của thơ. Đấy là, phần hơn, phần trội vượt khác, ở một tầng chìm sâu. Ở sự phát hiện. Sự khám phá. Sự thấm loang của chân trời thơ trong ý nghĩa sâu xa, vang động...

Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23631 

Nhận xét