Sử dụng di sản Hoàng Thành Thăng Long trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một nghìn năm lịch sử, là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.

Năm 2010, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long càng khẳng định là niềm tự nào của nhân dân Thủ đô và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản.
Những giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long không chỉ thể hiện ở những di tích, di vật hiện hữu được phát lộ mà còn lắng đọng ở chiều sâu văn hóa phi vật thể và những giá trị tinh thần vô giá, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo...

Chi tiết bài viết xin bấm tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23750

Nhận xét