Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đến nay, trên địa bàn Vĩnh Phúc có hơn 60 làng nghề, trong đó có 19 làng nghề truyền thống được công nhận, chủ yếu ở các nhóm nghề như:mộc, mây tre đan, rèn kim khí, chế tác đá, nuôi và chế biến rắn... Hầu hết các làng nghề sau khi được công nhận vẫn tiếp tục phát huy tiềm năng, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều làng nghề truyền thống đã khẳng định được vị thế trên thị trường như: làng nghề nuôi và chế biến rắn Vĩnh Sơn; làng nghề chế tác đá Hải Lựu; các làng nghề mộc truyền thống ở Thanh Lãng, Bích Chu, Thủ Độ; làng nghề mây tre đan Cao Phong... Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang làm nghề với mức thu nhập tăng cao. Trong các làng nghề truyền thống được công nhận, lao động phổ thông thu nhập bình quân từ 4-6 trđ/lao động/tháng, những thợ có tay nghề cao có mức thu nhập đạt 9-10 trđ/tháng. Hàng năm, thu nhập từ các làng nghề đóng góp từ 35 – 70% giá trị sản xuất của các địa phương...

Chi tiết bài viết xin các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23554

Nhận xét